ngăn ngừa tổn thương,hóa chất,vật sắc nhọn,ăn mòn
Khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào ,người lao động đều phải sử dụng đầy đủ các loại đồ bảo hộ đầy đủ theo quy định tại nơi làm việc từ đồng phuc,quần áo chống hóa chất,găng tay mắt kính.Các vật sắc nhọn và chất độc hại cao như,hóa chất dạng lọng có tính ăn mòn cao .Các sự cố tai nạn có thể trở nên rất nghiêm trọng bởi môi trường làm việc đặc biệt là chất lỏng, có thể trở nên hết sức nguy hiểm nếu xảy ra sự cố đổ tràn hoặc rò rỉ; thường dẫn tới văng bắn – sự cố có thể thay đổi cuộc sống của một người nếu các loại hóa chất này bắn vào da hay mắt . Khi làm việc trong môi trường nhằm kiểm soát vi khuẩn có hại như các phòng thí nghiệm lâm sàng hay bệnh viện, trang bị bảo hộ đóng vai trò như một rào cản ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp với các loại vật liệu truyền nhiễm có thể gây bệnh và gây tổn thương da. Trong những môi trường như vậy, trang bị bảo hộ mang ý nghĩa sống còn. điều quan trọng là NLĐ phải được trang bị đầy đủ kính mắt an toàn, nút tai/chụp tai chống ồn và quần áo chống cháy.
Bảo vệ đường hô hấp giảm thiểu rủi do cho người lao động
Trong môi trường làm việc có khói,các loại khí độc và hơi hóa chất trong không khí có thể gây ảnh hưởng trực tiếp và rất nghiêm trọng đến đường hô háp.Vì vậy khẩu trang và mặt nạ phòng độc là trang bị rất cần thiết để bảo vệ cơ thể cũng như đường hô hấp Khi NLĐ làm việc tại các giếng dầu khí, họ có nguy cơ tiếp xúc với khí H2S, có khả năng gây kích ứng và khó thở ở một số người sẵn có bệnh hen. Một trong những chất nguy hiểm nhất khi hít phải là bụi tinh thể silic; đây là một tác nhân ung thư phổi đã được biết tới, có khả năng gây bệnh bụi phổi silic và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong.
bảo vệ và giảm thiểu thương tích gây ra
Người lao động được trang bị giày/ủng bảo hộ và mũ bảo vệ đầu và toàn thân phù hợp khi đi vào khu vực có nguy cơ cao về đá rơi hoặc trượt ngã. Ủng chống trơn trượt và mũ bảo hộ là một số ví dụ của những trang bị bảo hộ phải sử dụng để bảo vệ NLĐ khỏi các tổn thương do trượt ngã hay tổn thương vùng đầu khi làm việc; các thương tổn này nằm trong số những thương tổn phổ biến nhất tại nơi làm việc, do đó cần đảm bảo rằng NLĐ sử dụng đủ đồ bảo hộ lao động cho tới khi rời khỏi khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là trong những trường hợp rủi ro cao như làm việc dưới lòng đất, trên các công trình xây dựng.
.(Nguồn tin: ISHN).